Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Ấn tượng Việt Nam
Một người Mỹ gốc Việt, khi quay về thăm Sài Gòn có viết những quan sát và suy nghĩ trên trang web mang tên Saigoninacup khá nổi tiếng của mình, trong đó có 18 điều ngưỡng mộ ở người Việt.

 


 


 


1. Đầu tiên là "sự cần cù chăm chỉ (...). Nhiều người làm việc cật lực từ 6 giờ sáng đến nửa đêm hàng ngày, dù thành quả chỉ là một vài USD".

 

Tôi ước sao tác giả này nói: tôi ganh tỵ với người Việt vì họ thật lười biếng nhưng thông minh, họ làm việc ít giờ nhưng hiệu quả thật cao. Thật cay đắng! Chúng ta là một cộng đồng lao động nặng nhưng hiệu quả thấp nổi danh trên thế giới, thế mạnh của chúng ta chỉ là công lao động rẻ.

 

Sau hàng ngàn năm, nông dân vẫn con trâu đi trước cái cày theo sau. Ngư dân vẫn ra biển bằng những chiếc thuyền nhỏ như lá lúa. Vẫn trầm trồ sự khéo léo thủ công, thiếu nữ hì hục ngồi thêu bên sàn. Vẫn bỏ ra 16 năm thanh xuân để học thuộc lòng những kiến thức của thế kỷ trước nhằm kiếm cơm nuôi mình trong phần còn lại của cuộc đời. Vẫn đề cao "chuyên cần" thành một điểm son trong học hành, lao động.

 

Những dân tộc khác "lười biếng" hơn nên họ nghĩ ra máy móc làm thay con người. Họ dạy nhau tuần làm việc bốn giờ, nghĩ như một triệu phú. Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ nhất trên thế giới, nhưng lợi nhuận bán ba tấn gạo mới bằng lợi nhuận bán một chiếc Iphone.

 

Tôi ước chi dân Việt Nam đừng chăm chỉ và khiêm nhường nữa mà hãy bất bình với nếp nghĩ "xưa bày nay làm", "ông bà đã dạy...". Phải sáng tạo và phá cách, ước muốn đời sau ghi nhớ tên mình chứ không phải tên những vị tổ tiên đã chết cách đây hàng ngàn năm nữa.

 

2. "Tôi ngưỡng mộ cách những người đàn ông say xỉn và nằm lăn quay trên phố. Điều này tốt hơn là nửa tỉnh nửa say và đâm phải ai đó".

 

Tôi từng đi tìm một người bạn say đến bất tỉnh và nằm lăn quay trong một góc hẻm vắng ở Hà Nội, thậm chí không biết mình nằm gục ở địa điểm nào. Tôi có đồng nghiệp đã chết vì tai nạn giao thông trong cơn say. Hàng ngày báo chí tràn tin tức cướp, hãm hiếp, giết nhau khi say xỉn.

 

Văn học Việt Nam thậm chí còn có câu chuyện kinh điển về anh chàng Điệp khi say xỉn đã bị gài bẫy để phải cưới một người vợ lăng loàn. Tôi biết những người đàn ông đó đã để cho ma men cuốn đi đến mức không còn làm chủ được bản thân chứ không hề chủ động chọn cách nằm lại trên phố để an toàn hơn cho người khác.

 

Lạm dụng bia rượu tàn phá sức khỏe, vẻ đẹp, sự nghiệp và gia đình, ai cũng biết điều đó. Nhưng cánh đàn ông vẫn thử nhau bằng câu nói rỗng tuếch "Nam vô tửu như kỳ vô phong". Quán nhậu xây hẳn bồn ói để say thì móc họng ói hết rồi quay lại uống tiếp. Tiêu chuẩn ngầm của trợ lý là "biết uống" để đỡ sếp. Tiêu chuẩn công khai của dân kinh doanh là uống giỏi. Kiếm khách hàng tức là đi nhậu ngày đêm. Đi du lịch là "dời cái bàn nhậu từ chỗ này sang chỗ khác". Xét nghiệm sức khỏe của nhiều đàn ông Việt Nam là " trong mỡ có máu".

 

Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, năm 2013 Việt Nam đã tiêu thụ hết 3 tỉ lít bia, tương đương 3 tỉ đô la mỹ, trung bình mỗi người khoảng 32 lít bia/năm, nằm trong nhóm 25 nước uống bia nhiều nhất thế giới, đứng thứ ba ở châu Á chỉ sau Trung Quốc, Nhật và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Uống rất nhiều nhưng văn hóa uống thì rất nhiều người Việt chưa học được.

 

3. "Tôi ngưỡng mộ sự kiên nhẫn của mọi người trong sự ùn tắc giao thông. Nếu là dân Mỹ như tôi, hẳn họ sẽ không ngớt chửi rủa và rên rỉ khi ngồi trong chiếc xe máy lạnh mát mẻ của mình".

 

Ôi, tôi ước chi mỗi người Việt đều có thể có một chiếc xe máy lạnh mát mẻ để ngồi trong đó than vãn khi bị ùn tắc giao thông. Điều này quá khó: thu nhập trung bình của người Việt chưa tới 2.000 đô la/năm, bằng 1/26 dân Mỹ, trong khi giá xe lại cao gấp ba do phải chịu quá nhiều thuế và phí.

 

So với trong khu vực, thu nhập người Việt lần lượt bằng 1/5 Thái Lan, gần 1/3 Indonesia nhưng giá xe vẫn cao gấp 1,5 lần. Xe hơi đắt đến nỗi nó trở thành biểu tượng giàu có thay vì một thứ đồ dùng.

 

Người Việt cũng chẳng kiên nhẫn. Nhưng thay vì nguyền rủa và rên rỉ (chẳng ai thèm nghe), họ đi ngược chiều và leo lên lề đường nếu lòng đường bị kẹt. Đấy là cách phản kháng cực đoan nhưng phổ biến.

 

4. "Tôi ngưỡng mộ cách các bậc cha mẹ ở Việt Nam chăm chút các đứa trẻ của mình".

 

Và tôi thấy những thế hệ trở thành gà công nghiệp, hoàn toàn không có kỹ năng chăm sóc bản thân. Có cô gái 18 tuổi cương quyết không đi xa học đại học dù cha mẹ đã mua hẳn cho một ngôi nhà. Rất chân thật, cô chất vấn mẹ: "Không có mẹ thì ai rửa chén cho con?".

 

Bao bọc và làm thay mọi việc cho con cái đồng thời lại chất lên chúng nghĩa vụ thực hiện giấc mơ của cha mẹ, quan hệ cha mẹ-con cái của số đông người Việt hiện nay quả là kỳ quặc.

 

5. "Tôi ngưỡng mộ cách người dân hành xử trong các vụ va chạm giao thông. Họ có thể bị ngã, nhưng vẫn bỏ qua cho nhau và ngồi lên xe đi tiếp, không gọi cảnh sát và nhờ luật sư kiện tụng như ở Mỹ".

 

Đó là vì một kinh nghiệm đã được truyền tai: nếu có va chạm thì cố tự giải quyết với nhau. Chứ gọi cảnh sát thì sẽ bị giam xe và đi lại nhiều lần cho đủ thứ quy trình, cuối cùng mới thỏa thuận bồi thường. Mỗi công đoạn có thể kéo dài lê thê.

 

Nếu người va chạm là người lao động tự do, ở trọ, không có khả năng bồi thường thì anh ta thường trốn mất tiêu, bỏ lại chiếc xe cà tàng không mấy giá trị. Bạn sẽ phải chịu trận nhiều ngày với các thủ tục rắc rối, cuối cùng phải làm đơn bãi nại và bỏ tiền túi sửa xe.

 

Chưa kể xe của bạn có thể bị tháo lấy phụ tùng tốt khi nó bị bỏ trong bãi giữ xe vi phạm, và muốn lấy xe ra nhanh, bạn thường phải tiếp tục “biết điều” với cảnh sát.

 

Luật ở Việt Nam rất nhiều nhưng có nhiều điều luật không khả thi, không hướng đến người dân. Vì vậy trong một số trường hợp, người dân chọn cách phớt lờ nó, lách qua nó, thậm chí đạp lên nó.

 

6. "Tôi ngưỡng mộ cách người Việt Nam có thể ngủ bất cứ nơi nào. Đàn ông thường xuyên ngủ trên xe máy hoặc trên mặt đất, trẻ nhỏ thì ngủ khi ngồi giữa bố mẹ trên xe máy và tất cả mọi người đều có thể ngủ trên chiếc xe buýt xóc như rang ngô trên chuyến đi Gia Lai, ngoại trừ tôi".

 

Hầu hết người Việt thể chất yếu. Người tập thể dục chủ yếu là trung niên hoặc người làm trong giới biểu diễn cần giữ vẻ đẹp cơ thể. Quán xá đầy thanh niên ngồi cà phê từ sớm đến trưa và nhậu nhẹt từ trưa đến tối. Thể chất yếu nên thường thèm ngủ. Trên xe du lịch, hầu hết người Việt ngủ hoặc xem các phim hài, phim hành động trong khi người nước ngoài thường đọc sách. Gu thưởng thức của phần đông dễ dãi, chỉ thích giải trí chứ không ham thưởng ngoạn.




7."Tôi đặc biệt ngưỡng mộ những người phụ nữ ở Việt Nam. Họ có thể làm những công việc khó khăn và kéo dài, nhưng vẫn mong muốn được tự tay chăm sóc những đứa trẻ và chuẩn bị các bữa ăn gia đình".

 

"Ngưỡng mộ" quá đi chứ, những người phụ nữ sinh ra đã bị áp đặt trách nhiệm hy sinh. Còn trong thai đã bị chọn lựa và ghét bỏ. Chưa lấy chồng thì phục vụ anh em trai, lấy chồng thì phục vụ chồng, có con cháu thì phục vụ con cháu... cho đến hết đời. Chữ "hy sinh" được cả xã hội tụng ca từ đời này sang đời khác. Đến nỗi từng có một chính sách đòi các bà mẹ Việt Nam anh hùng cả đời không được tái giá thì mới được công nhận "danh hiệu".

 

Phụ nữ không mong muốn cảnh sống này nhưng tâm lý xã hội đè nặng từ đời này sang đời khác đã khiến họ phải tự hành xác như thế, mong đổi lại là sự gắn bó của chồng và sự biết ơn của con cái.

                                                   

 

                                                                         ******

 

"Ngưỡng mộ" hay là một lời châm biếm kín đáo đây? Làm thế nào để thay đổi những ấn tượng Việt Nam đau lòng như thế, từ chính những người đang sống trên đất nước này?
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Môn văn và người chết:Sự thờ ơ của nhân viên y tế (23-10-2014)
    Khi những nỗi lo đã trở thành mãn tính (21-10-2014)
    Thói ma lanh của người Việt nhìn từ những 'chuyện nhỏ' ở sân bay (20-10-2014)
    Động từ 'chạy' và những tấn trò đời ở Việt Nam (19-10-2014)
    Người Việt ngày càng dữ! (19-10-2014)
    Thiếu gia Việt chơi siêu xe: Thú vui hay sự bệnh hoạn? (17-10-2014)
    Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi tự hào là người Việt Nam (17-10-2014)
    Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn (16-10-2014)
    Mẫn cán kiểu công chức cắp ô là..."gian lận"! (14-10-2014)
    Thư ngỏ gửi ngành Giáo dục (14-10-2014)
    Đừng nhận trách nhiệm suông! (13-10-2014)
    Xã hội ngày nay cần một bản Thất Trảm Sớ (11-10-2014)
    Không thể tiến bộ nếu không dám đi ngược chiều đám đông (11-10-2014)
    Cán bộ, công chức hay bọn giang hồ, thảo khấu? (10-10-2014)
    Khi dân đen phải làm 'đơn xin đánh nhau' (09-10-2014)
    Hoang tàn làng văn hóa 3.200 tỉ đồng (08-10-2014)
    Kẻ sống đế vương, người nghèo tận đáy (07-10-2014)
    Cơn sốt iPhone và sự tự ti của một bộ phận người Việt (05-10-2014)
    Câu hỏi của bác Phan Trung Lý có lẽ không ổn! (05-10-2014)
    Thật buồn khi phải viết những dòng này (04-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153123727.